Về việc anh hỏi, tôi xin lỗi đã trì hoãn việc trả lời hơi lâu, nhưng tôi muốn bảo đảm là tôi kiểm tra kết quả từ đủ các nguồn có liên quan. Kết quả là chúng tôi quả thực không biết trả lời thế nào.
Như anh đã lưu ý, chúng tôi đã không đục thủng hay xâm nhập qua lớp thủy tinh của trái cầu, cho nên tất cả những việc kiểm tra của chúng tôi về bản chất là không- xâm-nhập.
Về vấn đề phóng xạ, khi kiểm tra thì không có phát tỏa nguy hiểm nào được ghi nhận – vậy là ít nhất tôi có thể báo cho anh yên tâm về chuyện đó.
Một nhà kim loại học đã thực hiện một thử nghiệm MS lên một vẩy cực nhỏ lấy từ chân đế của cái lồng bằng kim loại và ông ta đồng ý với anh rằng nó thuộc thời Georgie. Ông ta cho rằng cái lồng được làm từ chất pinchbeck, một hợp kim từ đồng và thiếc do Christopher Pinchbeck -62 phát minh. Chất này được dùng thay thế cho vàng và chì được sản xuất trong một thời gian ngắn. Dường như, công thức chế tạo hợp kim này đã thất truyền khi con trai của nhà phát minh là Edward qua đời. Ông ta cũng nói với tôi rằng những mẫu vật nguyên thủy làm từ chất liệu này rất hiếm và khó mà tìm được một chuyên gia nào có thể đưa ra được một sự xác định dứt khoát. Không may là tôi chưa thể đem nó đi thử niêm đại carbon để xác định tuổi chính xác của nó – có thể lần sau nhé?
Điều thú vị đặc biệt là một thử nghiệm bằng X-quang cho thấy một phần tử nhỏ trôi nổi tự do ở trung tâm của trái cầu không hề đảo ngược vị trí của nó ngay cả khi bị chấn động dữ dội – Điều này thật lạ lùng, nếu nói vắn tắt. Hơn nữa, theo một kiểm tra vật lý, chúng tôi đồng ý với anh là trái cầu có vẻ như chứa hai phần chất lỏng riêng biệt với độ đậm đặc khác nhau. Những cuộn xoáy mà anh lưu ý trong các chất lỏng này không phải cảm ứng với sự thay đổi nhiệt độ, dù bên trong hay bên ngoài, mà chắc chắn là phản ứng với ánh sáng – nó dường như chỉ bị sự thiếu ánh sáng tác động!
Đây mới là tai ách: Mấy thằng bên khoa Hóa học chưa từng thấy bất cứ cái gì tương tự như vậy. Tôi phải chiến đấu bằng chính tay mình mới giành lại được trái cầu khỏi tay bọn chúng – chúng thèm chết được đập trái cầu ra trong điều kiện được kiểm soát để làm một cuộc phân tích toàn diện. Họ đã thử dùng quang phổ học để tìm hiểu khi trái cầu đạt độ sáng nhất (sự kích thích tối đa mức phát thỏa nằm trong quang phổ nhìn thấy được – theo khái nhiệm thông thường thì là không xa ánh sáng ban ngày, với mức độ tia tử ngoại nằm trong độ an toàn chấp nhận được), và “chất lỏng” có vẻ chủ yếu là chất helium và có gốc bạc. Chúng tôi không thể đạt thêm tiến bộ nào về mặt này trừ khi anh cho phép chúng tôi mở trái cầu ra.
Một lý thuyết là phân tử rắn ở trung tâm trái cầu có thể hành động như một chất xúc tác tạo ra một phản ứng bị sự thiếu ánh sáng kích hoạt. Chúng tôi không thể nghĩ ra, vào lúc này, hay đưa ra bất cứ phản ứng tương tự nào có thể xảy ra trong suốt một thời gian dài như vậy, giả định là trái cầu quả thật có từ thời Georgie. Hãy nhớ là chất helium chỉ được khám phá ra từ năm 1895 – điều này không khớp với ước tính của chúng tôi về tuổi của cái lồng kim loại.