Mỗi xóm, mỗi vùng, hắn chịu tốn một vài việc mời như thế.
Lập tức thiên hạ rủ nhau.
Cũng tầm thường thôi, nhưng sau đó là… nổi tiếng.
Hắn chọn ngay một cái tên, đặt thanh hiệu nghe rất lạ và rất bình dân: “Bảy
Rưởi”!
o O o
Thư Hương hỏi:
- Sao lại không tám không bảy, mà là bảy “rưởi”?
Lữ Ngọc Hồ đáp:
- Bất cứ là thịt vò viên không, hay vò viên hủ tiếu cũng đều bảy rưởi, bảy xu rưởi
đó biết không?
Thư Hương gật đầu:
- Biết rồi, nhưng tôi muốn hỏi tại sao không bán bảy xu hay tám xu mà lại bán
bảy rưởi?
Lữ Ngọc Hồ cười:
- Bảy thì lời ít, còn tám thì khách thấy nhiều.
Thư Hương nói:
- Bao nhiêu mà nhiều, bảy rưởi cũng thế mà tám thì cũng có hơn là bao?
Lữ Ngọc Hồ đáp:
- Cô không buôn bán nên cô không biết, cái “rưởi” đó lợi hại lắm, nói “tám” thì
nghe nhiều, nhưng nói “bảy rưởi” thì nghe ít, cô không biết chớ, ở những thành thị,
người ta bán hàng giá đáng trăm lượng, họ chỉ nói “chín mươi chín” lượng thôi, ban đầu
tôi cũng thắc mắc như cô, nhưng sau nầy thì tôi thấy họ khôn. Ngoài ra, nó còn có chổ
Kho Tàng Kiếm Hiệp Ct Bi Giang HỊ - Đại Nhân Vật NH N MƠN QUAN Nguyên tác: Cổ Long www. nhanmonquan.com
đ t¿ cao th: Tình Trai 370 Hồi 32
lạ tai, gợi tánh tò mò, bây giờ thì khắp nơi phụ cận, ai lại không nghe không biết “Bảy
Rưởi”.
Thư Hương hỏi:
- Chổ đó đông khách lắm phải không?
Lữ Ngọc Hồ đáp:
- Lạng quạng không có chổ ngồi…
Thật không có chổ ngồi.
Thư Hương chưa bao giờ thấy chổ nào mà nửa đêm gà gáy mà hiện tại lại tấp nập
như thế nầy.
Ngựa có, xe có, đám đất trống mênh mông bây giờ trở thành chật hẹp.
Bao nhiêu bàn ghế, lớn nhỏ gì cũng đều chật ních.
Thư Hương thật nghĩ không ra, nhiều con ngựa thật tốt, nhiều cỗ xe thật quí,
chứng tỏ chủ nhân giàu có sang trọng, thế mà lại đến đây để ăn “Bảy Rưởi”.
Mà đâu phải món ngon vật lạ, nó chỉ là “hủ tiếu vò viên”, không lạ mà cũng chưa
chắc đã ngon hơn chổ khác.
Vậy mà thiên hạ dập dìu.
Khu đất mênh mông, chỉ có mấy ngọn đèn lồng, lồng đèn ám khói lâu ngày,
không còn sáng tỏ.
Đã ít đèn, đèn lại không tỏ, nên ánh sáng ở đây mờ mờ vàng vọt.
Chổ ánh đèn không tới nhiều hơn chổ sáng, người ta phải gầm mặt ăn thầm.
Thư Hương và Lữ Ngọc Hồ đứng xấn rấn một lúc lâu mới có được chổ ngồi, chổ
mà ánh đèn không với tới.
Tự nhiên, ở một chổ bóng tối trầm trầm như thế, không ai chú ý đến Lữ Ngọc Hồ.
Rồi phải một lúc khá lâu nữa, gã tiểu nhị mới mang cái khăn dính mở chạy lại,
hắn đặt đũa muỗng, dĩa nước chấm lên bàn và hỏi trống không:
- Rượu không?
- Có.
- Bao nhiêu?
- Năm cân!