"Này, chúng làm gì trong đấy?" McMurphy hỏi Harding.
"Trong ấy ư? à đúng rồi, đúng quá. Mày chưa được hưởng khoái cảm đó, tiếc thật. Một kinh nghiệm làm người không ai nên bỏ lỡ." Harding đưa mấy ngón tay lên đỡ gáy, mắt nhìn vào cánh cửa. "Đó là phòng đột tử mà tao đã có lần kể cho mày, bạn thân mến ạ, LSĐ - liệu pháp gây sốc điện. Những kẻ may mắn vào đó được hưởng những chuyến du lịch lên mặt trăng mà không mất tiền. à không, suy cho cùng thì chẳng phải hoàn toàn được cho không. Thay cho tiền mày phải trả nơron thần kinh - ở mỗi bộ óc, thứ đó có dố trữ hàng tỷ. Mất mát một ít không đáng kể."
Hắn cau mày nhìn ghế đá chỉ còn lại một đứa. "Thời buổi bây giờ ít khách hàng hơn xưa, không còn chen chúc như hồi nào nữa. Nhưng c'est la vie, mốt đến rồi mốt đi. Và tao sợ chúng mình là nhân chứng cho ngày tàn của LSĐ. Bà Y tá Trưởng đáng yêu của chúng ta là một trong số rất ít người có đủ can đảm đứng ra bảo vệ truyền thống cổ điển mang tính Faulker trong công nghệ chữa tê liệt lý trí: đốt cháy bộ não."
Cửa mở. Một chiếc giường có gắn bánh xe kêu vo vo tiến ra, tố hành đến cuối hành lang thì rẽ ngoặt trên hai bánh và mất hút, nhả lại đằng sau một đám khói. McMurphy nhìn đứa cuối cùng bị hốt đi, cánh cửa đóng lại.
"Thê nghĩa là..." McMurphy lắng tai nghe "đưa con bệnh đến đây rồi phóng điện vào đầu?"
"Đó là cách miêu tả ngắn gọn điều đang xảy ra."
"Để làm khỉ gì?"
"Sao lại để làm gì? Vì lợi ích của bệnh nhân. Tất cả ở đây chỉ vì lợi ích của bệnh nhân. Mới chỉ sống ở mỗi khoa chúng ta, có thể mày sẽ đi đến kết luận rằng, bệnh viện này là một nhà máy khổng lồ có thể vận hành một cách tuyệt hảo nếu như không bị tống cho bệnh nhân, nhưng đâu phải thế. LSĐ không phải lúc nào cũng được sử dụng vào mục đích tra tấn, như bà Y tá Trưởng của chúng ta vẫn làm, và các nhân viên LSĐ cũng không phải là công cụ chủ yếu của chủ nghĩa bạo lốc. LSĐ đã trả lại một số người tưởng chừng không chữa nổi, giống như giải phẫu não hay thay bạch huyết. Phương pháp sốc điện có nhiều ưu việt: rẻ, nhanh, hoàn toàn không đau. Nó chỉ gây co giật thôi."
"Cuộc sống thật kỳ lạ," Sefelt rên rỉ. "Kẻ thì phải uống thuốc để chống co giật, người thì phải gây sốc cho co giật."
Harding chồm tới chỗ McMurphy giải thích: "Họ nghĩ ra là vì thế này: hai bác sĩ thần kinh đến lò mổ, Chúa biết để làm cái trò bệnh hoạn gì, và được quan sát búa tạ nện vào trán bầy gia súc. Họ nhận thấy không phải con nào cũng chết, có vài con ngã xuống sàn nhà trong trạng thái rất giống cơn co giật của người bị chứng động kinh. 'À, đúng rồi,' viên bác sĩ thứ nhất nói. 'Đó là điều chúng ta cần cho các bệnh nhân co giật chỉ đạo!' Đồng nghiệp của ông ta dĩ nhiên là nhất trí. Ai cũng biết rằng những người hết cơn động kinh sẽ hiền lành và trật tố một thời gian dài, còn những kẻ hung hãn không thể tiếp cận được sau một cơn co giật sẽ nói chuyện tương đối tỉnh táo. Ngày đó không biết tại sao, đến giờ vẫn chưa ai biết. Nhưng rõ một điều là nếu gây được cơn sốc cho những người không mắc chứng động kinh thì có khi thu được những kết quả rất tốt. Và đấy, trước mặt chúng là một con người có khả năng thường xuyên gây sốc - bùm, bùm - một cách không hề run tay."