ay, chúng tôi đang thảo luận dở dang tác phẩm Trại súc vật của Georger Orwell, một đề tài tương đối dễ “tiêu hoá”. Cá nhân tôi chẳng nghĩ ngợi gì về chủ nghĩa cộng sản; đây chỉ là một sự thay đổi đề tài nhằm làm mới chương trình giảng dạy, hòng thay thế những tác phẩm lãng mạn dackhai thác đến cũ mòn là thôi. Tôi ngồi ngay ngắn ở giữa ghế, hài lòng để bài giảng của thầy Berty làm xao lãng tâm trí đang rối bời của mình. Khi tôi còn ở trường học, thời gian trôi qua có bớt nặng nề hơn. Chuông reo, dường như sớm hơn bình thường. Tôi lật đật sắp xếp lại sách vở, cho tất cả vào túi xách. -Bella,? Tôi nhận ngay ra giọng nói của Mike, và biết được liền lời lẽ tiếp theo của anh chàng, trước khi anh ta kịp chính thức đề cập đến: -Ngày mai có làm việc không? Tôi ngước mắt lên. Mike đang nhoài người qua lối đi, tâm trạng lo âu hiệ nrõ trên nét mặt. Thứ Sáu nào anh chàng cũng hỏi tôi một câu duy nhất như vậy. Không lẽ gương mặt tôi lại u ám đến vậy sao. Ừm, mà cũng có thể lắm, song, chỉ trong những tháng vừa qua thôi. Nhưng mà không có lý gì anh bạn này lại cứ nhìn tôi với cùng một kiểu mặt không hề thay đổi như vậy. Tôi là một nhân viên vô cùng gương mẫu kia mà. -Mai là thứ bảy, phải không nhỉ ? – Tôi hỏi lại. Và đúng như ngài cảnh sát trưởng nhà tôi đã “phán quyết”, tôi nhận ra giọng nói của mình quả là uể oải va thiếu sức sống. -Ừ đúng rồi – Mike gật đầu đồng ý - Hẹn gặp cậu ở giờ học tiếng Tây Ban Nha né – Nói rồi, anh ta vẫy vẫy trươc khi quay lưng bỏ đi, không còn làm cái đuôi bám theo tôi đến các lớp học nữa. Còn tôi thì lầm lũi lê bước đến lớp Tích phân – Vi phân, trong lòng đã nung nấu sẵn quyết tâm. Chẳng gì thì đây là lớp học mà trong đó, tôi sẽ ngồi cạnh Jessica. Đã mấy tuần lễ, à không, hình như cả tháng trời đã trôi qua rồi, kể từ ngày Jess còn chào tôi, lúc tôi đi ngang qua cô bạn ở quán ăn. Tôi biết thái độ khó gần của mình đã khiến cho cô bạn bị tổn thương. Và Jessica đang giận. Giờ thì sẽ không còn sự dễ dàng khi nói chuyện, đặc biệt là khi nhờ vả cô ấy nữa. Trong lúc còn đang thơ thẩn ở bên ngoài lớp học, tôi cẩn trọng cân nhắc từng lựa chọn với ít nhiều ngần ngại. Đó là việc tôi lại tiếp tục không dám đối diện với bố, khi mà trong tay chưa có “thành tích” nào cho thấy là tôi đã hoà đồng với xã hội để trở lại mà “báo cáo”. Tôi biết mình không thể nói dối, dù cho lúc này, cái ý nghĩa ràng tôi sẽ phải một mình lái xe - về Port Angeles – đang sôi sục trong đầu (để phòng khi ngài cảnh sát trưởng có kiểm tra bảng đồng hồ sẽ hiển thị số dặm đã đi cho khớp). Nhưng khổ nỗi, trong cái thị trấn nhỏ bé này,mẹ Jessica lại là mọt cái “thông tấn xã” lớn nhất, không chóng thì chày, ngài cảnh sát trưởng cũng sẽ ào ào lao đến nhà bà Stanley thôi. Và như vậy thì làm sao mà ngài lại có thể bỏ qua cái chuyến đi kia. Trò dối trá thế là lòi đuôi. Khẽ thở dài, tôi đẩy cửa, bước vào lớp. Thầy Verner ném cho tôi một cái nhìn chứa đầy sấm sét - thầy dã bắt đầu bài giảng của mình từ lúc nào rồi. Tôi líu ríu bước chân đến chỗ ngồi của mình, lục tục ngồi vào ghế. Jessica vẫn không hề một lần ngước mắt, tỏ thái độ gì cho thấy là có quan tâm đến sự hiển diện của tôi. Kể ra cũng may, tôi dã có tới năm mươi phút để chuẩn bị tinh thần cho tình huống này rồi. Giờ Toán hoá ra còn trôi qua nhanh hơn cả giờ Quốc văn.Một phần cũng do tôi đã xem bài trước trong xe tải – Nhưng phần lớn là do sự thật đáng buồn rằng cứ hễ mỗi lần lòng tôi đang lo canh cánh phải làm việc gì là y như rằng bánh xe thời gian cứ thế quay tít thò lò. Rồi cuối cùng, thầy Verner cũng kết thúc bài giảng của mình, hôm nay thầy cho cả lớp nghỉ sớm năm phút.Thầy mỉm cười vì đã dễ dãi với học sinh, còn tôi thì không khỏi nhăn nhó, hiển nhiên rồi, chẳng phải bàn cãi gì nữa. - Jess này? - Sống mũi của tôi giần giật, cả người co rúm lại chờ đợi tín hiệu trả lời của cô bạn.