Trang chủ | Đăng kí | Đăng Nhập
Phần mềm lướt web
[
UC Browser ] [ OperaMini ]

Ông Hàng Sách Ở Kaboul

» Thể loại: Tiểu Thuyết

» Đăng lúc: 17:07 06/10/2013
» Lượt xem: 12840
↓Xuống cuối trang↓


Các sách giáo khoa thời cộng sản cũng không dùng được, các tính toán đều nhằm toàn vào chuyện chia đất đai và truyền bá tư tưởng bình quân. Cờ đỏ và nông dân nông trường tập thể vui tươi có nhiệm vụ qui tụ đám trẻ con vào chủ nghĩa cộng sản.

Sultan muốn quay lại với các sách thời Zaher Shad, vị vua đã trị vì suốt bốn mươi năm tương đối yên bình cho đến khi bị lật đổ vào năm 1973. Ông đã tìm lại được những cuốn sách cũ ông có thể in lại, những cuốn sách toán trong đó một cộng với một là hai và sách lịch sử không có bất cứ nội dung hệ tư tưởng nào ngoài một ít lòng yêu nước trong trắng.

Chính UNESCO sẽ tài trợ cho các sách giáo khoa mới của đất nước. Là một trong những người làm xuất bản lớn nhất ở Kaboul, Sultan đã gặp các đại diện của tổ chức này và, sau khi di Lahore về, ông sẽ trình cho họ một đề nghị. Trên một tờ giấy nằm trong túi áo vét, ông đã ghi rõ số trang và khổ in một trăm mười ba cuốn sách giáo khoa. Ngân sách lên đến hai triệu đô la. ở Lahore ông sẽ xác định xem nhà in nào có thể nhận in với giá cạnh tranh tốt nhất. Sau đó, ông sẽ trở về Kaboul chiến đấu để có được cái hợp đồng bằng vàng nọ. Lấy làm thỏa mãn, Sultan tính nhẩm số phần trăm ông có thể trích ra được từ món hai triệu ấy. Ông tự hứa sẽ không quá tham lam. Trong khi những cánh đồng và đồng bằng chạy dài hai bên con đường chính nối Kaboul với Calcutta, ông nghĩ nếu đạt được bản hợp đồng này, thì trong khoảng thời gian giữa lúc tái bản sách cũ và in những cuốn sách mới, ông sẽ có được việc làm bảo đảm suốt nhiều năm. Càng gần đến Lahore, trời càng nóng. Trong chiếc áo vét làm bằng len bua ở vùng cao Afganistan, Sultan toát mồ hôi. Ông vuốt bàn tay lên đầu chỉ còn vài sợi tóc, và lau mặt bằng một chiếc mù soa.

Ngoài tờ giấy ghi một trăm mười ba cuốn sách giáo khoa, Sultan còn mang theo những tác phẩm ông định in riêng cho ông. Thị trường sách đọc bằng tiếng Anh rất rộn rã từ khi đám nhà báo, đám nhân viên của các tổ chức cứu trợ nhân đạo đổ đến Afganistan. Sultan không mua sách ở các nhà xuất bản ngoại quốc, ông tự in lấy.

Pakistan là thiên đường của nghề xuất bản lậu. ở đây chẳng có kiểm soát nào hết và hầu như chẳng hề có chuyện tôn trọng quyền tác giả và quyền tái bản. Sultan bán giá hai mươi đến ba mươi đô la những bản sách ông in giá một đô la. Ông đã in nhiều lần cuốn sách bán chạy nhất Cái bóng của bọn taliban của Ahmeh Rashid. Cuốn sách ưa thích của lính ngoại quốc là My hidden war, ký sự của một phóng viên Nga về cuộc chiếm đóng tai họa Afganistan từ năm 1979 đến năm 1989. Thực tế thời kỳ đó hoàn toàn khác với bây giờ, khi các lực lượng giữ gìn hòa bình tuần tra Kaboul và thỉnh thoảng dừng lại ở hiệu sách của Sultan mua các tấm bưu thiếp và các cuốn sách cũ về chiến tranh.

Xe buýt đã đến bến Lahore. Cái nóng đổ ập lên người ông. Bến xe đông nghịt người. Là kinh đô văn hóa và nghệ thuật của Pakistan, Lahore là một thành phố sôi nổi, bị ô nhiểm và khiến người ta hoang mang. Nằm giữa một đồng bằng, chẳng có chướng ngại phòng thủ tự nhiên nào, nó đã bị đánh chiếm, tàn phá và khôi phục, nhưng trong thời gian giữa các cuộc tàn phá và tái thiết, các lãnh chúa thường mời các nhà thơ và các nhà văn lớn nhất đến trú ngụ ở đây. Lahore trở thành thành phố của nghệ thuật và sách, dầu các lâu đài họ được mời đến ở không ngừng bị san bằng.
↑Lên đầu trang↑
Trang: [«Trước] 1,32,33,[34],35,36,120 [Sau»]
Đến trang:
Tags: Ông, Hàng, Sách, , Kaboul, Tiểu, Thuyết, MobileTruyen
Chia sẻ: Facebook - Twitter - Zing
Link:

BBcode:
icon Sự Trả Thù Của Bố Già
icon Percy Jackson - Kẻ Cắp Tia Chớp - Tập 1
icon Bản báo cáo tình yêu
icon Bà xã chớ giở trò
icon Bắt Lửa - Catching Fire
icon Húng Nhại - Mockingjay
icon Vương quốc của những giấc mơ
1234...678»
» Online: 1
» Trong ngày: 11
» Tổng: 12840 - Load: 0.0003s
» Bộ đếm: U-ON C-STAT
>

Polly po-cket