Một người ngay cả "Cố Phán Thần Phong" Cố Phật Ảnh cũng không biết nhưng lại đặc biệt đề cập đến, rốt cuộc là thần thánh phương nàỏ Phương Tà Chân chau mày: – Y không có tên? Cố Phật Ảnh lập tức đáp: – Có. Y lại nói tiếp: – Hiện tại người này đang ở trong Hòa Thắng khách sạn, lầu hai, phòng chữ Dần. Trong cuốn sổ ghi tên của khách sạn thì tên của y là Sái Tuyền Chung. Cố Phật Ảnh đi thăm dò tên tuổi của người này, vậy mà chỉ có thể từ trong cuốn sổ của khách sạn mới biết được ba chữ "Sái Tuyền Chung", có thể thấy chân danh thực tính của người này tưởng tất là chưa điều tra được. Phương Tà Chân khẽ nhíu mày: – Sái Tuyền Chung? Mục quang Cố Phật Ảnh sáng lên: – Thế nàỏ Phương Tà Chân đáp: – Chưa từng nghe quạ Cố Phật Ảnh nói: – Ta cũng vậỵ Phương Tà Chân hỏi: – Y có đặc trưng gì không? Cố Phật Ảnh đáp: – Thanh niên nhân, trên má có nốt ruồị Phương Tà Chân cười khổ. Trên thế gian này thanh niên nhân quả thật không ít, gần như là cứ ba người thì lại có một thanh niên nhân. Còn về nốt ruồi trên má, cũng không phải là chuyện gì kỳ lạ, đại đa số người đều có một hai nốt ruồi trên mặt, cố nhiên, cũng có thể có cả vết sẹo hoặc vết nám, song đây cũng chẳng phải chuyện lạ gì. Ngay cả điểm này mà Cố Phật Ảnh cũng liệt vào "đặc trưng" hiển nhiên là vì y không tìm được "đặc trưng" chân chính của người nàỵ Một người không có đặc trưng thì cũng không dễ tìm thấy được khuyết điểm của ỵ Cùng một lý lẽ như vậy, một người đã thành danh, đối phó tương đối dễ, bởi vì đối với y mà nói, tính mạng của y quý giá hơn người khác, hoặc giả cứ cho là y có thể không cần tính mạng, song y tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối không thể không cần sĩ diện. Người chưa thành danh thì không như vậỵ Bọn họ có thể cùng lúc không cần mạng, cũng không cần sĩ diện. Do vậy, những kiếm khách đã thành danh sợ nhất là phải giao thủ những thích khách vô danh, bởi vì kiếm khách đã thành danh không thể bại, còn thích khách vô danh lại chỉ cầu đắc thủ. Phương Tà Chân cảm thấy được sự xâm thực của ba chữ "Sái Tuyền Chung", thậm chí còn cảm thấy "con người này" càng lúc càng tiến gần bản thân, sức ép càng lúc càng nặng. Vì thế gã liền hỏi: – Y sử binh khí gì? Cố Phật Ảnh đáp ngắn gọn: – Kiếm. Phương Tà Chân lại hỏi: – Kiếm gì? Cố Phật Ảnh đáp: – Trường kiếm dài chín thước bảy thốn. Phương Tà Chân cả kinh: – Kiếm dài như vậy ử Cố Phật Ảnh nói: – Vì vậy khi động kiếm thập phần bất tiện, người y muốn giết bắt buộc phải ở bên ngoài mười thước, bằng không chỉ cần để đối phương đến sát bên cạnh, y liền khó mà hồi kiếm tự bảo vệ. Phương Tà Chân lẩm bẩm: – Thông thường kiếm dài như vậy đã không phải là kiếm nữa rồi, mà là thương, là mâu hoặc kích . ... trừ phi . ... trừ phi . ... Cố Phật Ảnh gần như vểnh hẳn tai lên: – Trừ phi cái gì? Trừ phi cái gì? Phương Tà Chân đáp: – Tiên sinh còn nhớ hồi Tần Thủy Hoàng tại vị ba mươi sáu năm, vào năm thứ ba đã lệnh cho Lý Tư tụ hội năm vị chú kiếm đại sư đương thời đến Bắc Chi chọn đồng, luyện thành hai thanh kiếm, đặt tên là Định Tần, do đích thân thừa tướng Lý Tư khắc tiểu triện làm tiêu chí, biểu thị thiên hạ nhà Tần vĩnh định hay không? Trên mặt Cố Phật Ảnh đã lộ vẻ kính phục: – Phương thiếu hiệp quả học rộng hiểu nhiềụ Hồi đó năm vị chú kiếm sư chỉ có thể chọn được một tảng tinh đồng mà vô phương luyện thành bảo kiếm, đành phải khổ cầu Bôn Lộc Đại Sư ở Bắc Lang Sơn xuất thủ luyện kiếm. Bôn Lộc Đại Sư vì tính mạng của thân tộc năm người nên đành phá lệ mở lò luyện kiếm. Nhưng sau khi luyện được nhị kiếm, mỗi thanh dài ba thước sáu thốn, Bôn Lộc Đại Sư tính toán khí số, thấy cần phải chọn thêm tinh đồng để luyện thanh kiếm thứ ba, kiếm dài hai thước sáu thốn, tam kiếm hợp nhất, thiên hạ từ nay mới có thể định. Sau đó, ngài còn lưu lại cuốn "Đại Hạn Kiếm Phổ", hi vọng Tần thế tử có thể chuyên tâm luyện kiếm mà bớt ăn chơi sa đọạ Phương Tà Chân gật đầu nói tiếp: – Đại Hạn Kiếm dài chín thước bảy thốn, chính là độ dài của tam kiếm hợp nhất, đáng tiếc là Tần Nhị Thế lại chỉ thích ăn chơi sa đọa, không ham thích luyện kiếm. Đồng thời, Lý Tư nghe thấy hai chữ "Đại Hạn", cũng sợ làm Tần Vương động nộ nên vội dùng kế độc sát Bôn Lộc Đại Sư, vì vậy thế gian chỉ có Định Tần Kiếm, chứ không có thanh kiếm thứ ba Đại Hạn Kiếm nữạ Cố Phật Ảnh nói: – Bất quá, đại hạn của Tần Nhị Thế thật sự đã đến, một chút cũng không hàm hồ. Phương Tà Chân thốt: – Nhưng loại kiếm pháp này vẫn được truyền cho đời saụ Vịêt Vương Câu Tiễn đã từng chọn tinh đồng luyện thành bát kiếm, một trong số đó cũng dài chín thước bảy thốn, vừa hay sử dụng đúng bộ kiếm pháp nàỵ Cố Phật Ảnh nói: – Việt Vương Bát Kiếm? Thiếu hiệp muốn nói là: Yểm Nhật, Đoạn Thủy, Chuyển Phách, Huyền Tiễn, Kinh Nghê, Diệt Hồn, Khước Tà, Chân Cương bát đại danh kiếm? Phương Tà Chân mỉm cười nói: – Đúng vậỵ Cổ sử có ghi, Yểm Nhật xuất ra thì nhật quang cũng phải lu mờ, vì kim thuộc âm, âm thịnh tất dương diệt. Đoạn Thủy xuất ra, vạch xuống nước thì nước cũng phân ra không hợp lại được, Chuyển Phách xuất ra, dĩ chi chỉ nguyệt, ánh trăng thấy vậy cũng phải đảo chuyển. Huyền Tiễn xuất ra, phi điểu du trùng tiếp xúc với lưỡi kiếm đều rơi xuống lả tả. Gã ngừng lại giây lát như để lấy hơi rồi lại nói tiếp: – Còn Kinh nghê thần kiếm, dĩ chi phá hải, nghe nói kình ngư cũng phải kinh động. Diệt Hồn cũng là thần binh, nửa đêm dạ hành không sợ yêu mị. Khước Tà càng có công hiệu diệt tà khử ác hơn, yêu mị thấy nó đều phải khuất phục. Còn có một thanh Chân Cương Kiếm nữa, chặt ngọc đoạn kim giống như gỗ mục, thổi tóc đoạn phát, chém sắt như bùn. Cố Phật Ảnh khoanh tay lắng nghẹ Phương Tà Chân cười cười nói: – Bất quá những điều này hầu hết đều là ngoa truyền, thậm chí thần thánh hóa lên mà thôị Nếu như nói Yểm Nhật thần kiếm xuất ra thì ánh nhật quang phải lu mờ, có thể là do kiếm quang chói lóa, làm địch nhân mờ mắt mà, như vậy còn hợp tình hợp lý. Nhưng Đoạn Thủy có thể phân thuỷ bất lưu, quả thật không khỏi quá khoa trương. Cố Phật Ảnh hỏi: – Vậy Phương thiếu hiệp cho rằng thanh kiếm nào có thể sử ra Đại Hạn Kiếm Pháp?