Chẳng bao lâu sau, bỗng có một tiếng sấm rền, ông trời trút xuống một trận mưa lớn, gió mưa sấm chớp kéo dài trọn một ngày đêm. Trong vòng mấy mươi dặm, nước ngập lai láng song người dân trogn làng Kim Quan lại rất vui mừng. Vốn trong một năm nhà nông chỉ canh tác được một vụ, mùa xuân gieo hạt, mùa thu thu hoạc, dân trong vùng thường có câu ngạn ngữ là, ”tháng Ba ngày tám, thần tiên cũng ngán:. Thời điểm ấy đương là lúc giáp hạt, lại thêm nạ binh hỏa liên miên, quá nửa đồng ruỗng đã hoang hóa, đến những nhà được cho là giàu có khi xưa, tới giờ đều đã hết lương thực dự trữ, người dân thường thì càng được bữa nay no bữa mai đói, nhịn đói đã trở thành chuyện cơm bữa. Tuy vậy ở ngọn Ứng Trủng cách làng không xa,c so mấy khe bùn lầy, sau mỗi lần mưa lớn, có rất nhiều con cóc ngóe tránh nước ngập, nhảy tràn lên sườn núi.
“Cóc ngóe” theo cách gọi của người địa phương chính là loại mà người đời vẫn gọi là con ếch. Những con ếch trong bùn lầy do có nguồn thức ăn phong phú nên vừa to vừa béo. Sau cơn mưa, từng đán ếch lớn nhảy khắp sườn núi, đó chình là thời cơ để dân làng giải quyết việc thiếu thốn lương thực. Ai nấy đều mang mấy chiếc bao gai lên núi thả sức bắt ếch. Đi bắt một ngày có thể bắt đầy mấy bao to, để lại nhà ăn không hết còn bao nhiêu chỗ ếch thừa nhân lúc chúng còn tươi sống, chưa chết ngạt thì mang vào thành đổi lấy chút gạo dầu ăn muối. Các tiệm ăn trong thành có cách chế biến rất cầu kỳ, ninh trong nồ đất với rượu Hoa Điêu, để lửa nhỏ lim rim, thêm nấm đông cô, măng tươi, chân giò gia giảm cho thơm ngon, chuyên phục vụ các nhà quý quyền lắm tiền nhiều của, cũng được coi là món đinh trogn cá thực đơn.
Lần này, sau khi ngừng mưa, trời vừa hửng, các nhà trong hộ làng đã giục trai tráng, rủ nhau từng tốp lên núi bắt ếch, đến cả mụ Vương quả phụ cũng chẳng thèm để ý bắt tên trộm gà nữa, thúc đứa con gái Tiểu Phượng chuẩn bị bao tải gai và lương khô, lên Ứng Trủng bắt ếch. Cùng đi cso một đám nữa, toàn là người quen trong thôn, Lưu Nhị, Lý Tứ, Tôn ĐẠi Ma Tử, Trương Tiểu Biện cũng trà trộn trong đám ấy.
Đi một lát đã đến Ứng Trủng, đó là một ngọn núi hoang lớn, chỉ vì có hình ung ủng như một ngôi mộ vò chôn người chết, nên được đặt tên như vậy. Những người lớn tuổi trong thôn đánh xe lừa đến dưới chân núi đợi, còn lại đều tất tả chống gậy, vác bao tìm lối mòn trèo lên ngọn núi hoang.
Trương Tiểu Biện không bụng dạ nào bắt ếch cùng đám người làng, chỉ mải suy nghĩ về những gì lão già trong mộ cổ đã mách bảo, giờ thì việc mưa xuống và lên núi đều đã ứng nghiệm cả, xem ra chuyến này chẳng mấy chốc mà đại phát, trong lòng mứng thầm hắn bam cây vạch cỏ đi lên núi.
Ứng Trủng là một ngọn núi hoang rất lớn, thế núi thoai thoải không dốc, nhưng cỏ cây um tùm, không có lối đi. Trương Tiểu Biện cậy chân cẳng nhanh nhẹn, băng rất nhanh qua đám cỏ lác, đáng hồ hởi bước đi bỗng thấy tai bị người nào đó véo. Đau quá, hắn mếu máo quay lại nhìn, thì ra là Tiểu Phượng con gái mụ Vương quả phụ.